Tìm kiếm các ý tưởng độc đáo từ bên ngoài

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng việc truy cập và phân phối tri thức trên toàn cầu sẽ trở thành nguồn lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh sự đổi mới

Có vẻ như năm 2009 không phải là một năm thành công của các sáng chế với tham vọng tạo ra những sản phẩm mới. Trong khi một loạt công ty lớn tuyên bố sa thải chuyên viên nghiên cứu hoặc đóng cửa các trung tâm nghiên cứu của mình thì một số doanh nghiệp khác không ngừng nỗ lực tìm kiếm các ý tưởng mới từ bên ngoài.
Bắt đầu với việc Pfizer Inc sa thải 800 nhà nghiên cứu dược phẩm. Tương tự với việc cắt giảm nhân viên của Merck & Co. Trong tháng 8, France Telecom cho ngừng dự án “imagineering” phát triển các thiết bị không dây, sa thải gần 100 nhà nghiên cứu. Vào tháng cuối cùng của năm, Nokia tuyên bố cắt giảm hơn 300 trung tâm nghiên cứu và phát triển của công ty trên toàn thế giới.

Nhưng có một làn sóng mới trong các doanh nghiệp, bao gồm một số công ty tại bang Massachusetts, nói rằng 2009 có thể là năm điển hình cho một thời điểm then chốt về cách các công ty kinh doanh lớn suy nghĩ về việc đưa các sản phẩm mới từ giai đoạn thai nghén vào thị trường. Thay vì tự mình tìm kiếm mọi ý tưởng và trả lời các câu hỏi nội tại, các công ty với tầm nhìn xa luôn sẵn sàng tìm kiếm những phương pháp mới đến từ các ý tưởng bên ngoài.

“Cách đây khoảng bốn đến năm năm, không ai biết nên gọi nó là gì”, Dwayne Spradlin, CEO của Waltham’s InnoCentive Inc nói. “Chúng tôi nghĩ nên gọi nó là “phương thức đổi mới đến từ đám đông”.

Bạn có thể tìm ra cách bảo vệ ngô khỏi sự phá hoại của sâu bọ? Nếu ý tưởng của bạn được sử dụng bởi những khách hàng của InnoCentive, bạn có thể được trả 20000 USD. Bạn có thể phát triển cách thức để phân tích cảm xúc của người tiêu dùng đối với sản phẩm? InnoCentive treo thưởng 10000 USD cho nó.

Spradlin dám chắc rằng sự suy thoái kinh tế – và cắt giảm việc làm – đã đẩy mạnh việc các công ty tiếp thu nhiều hơn những ý kiến từ bên ngoài.

“Việc tìm ra các phương thức đổi mới đã đi theo lối mòn trong gần một trăm năm qua”, ông nói. “Bạn bỏ ra nhiều tiền để xây dựng chúng, cố định chi phí đầu tư và phát triển, đẻ ra những tổ chức nghiên cứu”. Nhưng với cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, nhiều công ty đã phải suy nghĩ lại về việc “tìm ra những phương thức mới hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn”.

Jeff Howe, biên tập viên của tạp chí Wired và là tác giả của “Crowdsourcing: Why the Power of the Crowd is Driving the Future of Business” đồng ý với quan điểm trên.

“Mọi người đều đang suy nghĩ về vấn đề này”, Howe nói. “Nó ít tốn kém hơn, nhưng rất nhiều công ty lớn không muốn cung cấp thông tin về những việc họ đang làm cho các công ty đối thủ. Đó là mối nguy hiểm luôn được phóng đại trong tâm trí của họ, nhưng đôi khi nó cũng cảm giác như là di chứng của bệnh hoang tưởng về cuộc chiến tranh lạnh”.

InnoCentive là một trong những công ty đi tiên phong trong việc khai thác phương thức đổi mới đến từ đám đông. Được thành lập từ Eli Lilly trong năm 2001, nó đã tách ra kinh doanh độc lập vào năm 2005, và có 37 nhân viên. Spradlin nói rằng doanh số của năm 2009 đã gần gấp đôi năm 2008. Khách hàng trả phí cho InnoCentive để được huấn luyện cách thức hoạt động của các phát minh của công ty, và để gửi lên những vấn đề cần nó giải quyết. Một gói khởi điểm, có giá trị 1 trăm nghìn USD, bao gồm việc giúp đỡ thiết kế và được phép gửi lên ba vấn đề cần giải quyết lên trang của InnoCentive. Phần thưởng cho ý tưởng khả thi, có thể nằm trong khoảng từ 5 nghìn đến 1 triệu USD, dành cho những ý tưởng đặc biệt.

Một vấn đề được đưa ra là giúp cho Hiệp hội toàn cầu về phát triển thuốc chống lao tìm ra cách tạo ra viên thuốc ít phức tạp và tốn kém hơn. Đã có 27 đề xuất phi lợi nhuận và hai đề xuất được trao giải 20000 USD.

Những ý tưởng gửi tời InnoCentive thường đồng ý về thỏa thuận miễn bằng sáng chế, mặc dù nó không phải lúc nào cũng là độc quyền. Spradlin nói rằng công ty đã giải quyết hàng nghìn vấn đề, và chỉ gặp phải 3 vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, trong đó InnoCentive đã không thể cung cấp ý tưởng tới khách hàng của mình. Công ty đã thu về hơn 20 triệu USD từ các nhà đầu tư trong đó có cả Omidyar Network, một nhóm nhà đầu tư ở California đứng đầu bởi người sáng lập ra eBay Pierre Omidyar.

Hypios là một công ty mới thành lập của Pháp đang cố gắng sự dụng mạng xã hội như Twitter và Facebook để phát tán những vấn đề vế phương thức đổi mới. (Ví dụ: giải thưởng trị giá 20000 USD cho một phương pháp khả thi cho pin tự phân hủy không gây ô nhiễm môi trường). Stephane Chong, vừa tốt nghiệp MIT, đang giúp Hypios hoạt động tại Hoa Kỳ. “Không phải bỏ ra một số tiền trả trước nào, nhưng chúng ta có những khoản đầu tư đúng đắn”, Chong nói. So với InnoCentive, tập trung vào lĩnh vực khoa học đời sống, Hypios tập trung vào lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Công ty Yet2.com ở Needham bắt đầu hoạt động như là một thị trường ảo nơi mà các công ty có thể tìm người cấp giấy phép cho những ý tưởng họ phát triển. Nhưng sau đó, giám đốc điều hành Phillip Stern nói rằng ông đã phải làm việc với nhiều hơn với những khách hàng đi săn lùng mẫu phát triển và sản phẩm mà họ cho rằng có thể áp dụng trực tiếp vào công việc của mình. Có người đã tìm kiếm cho phương pháp điều trị mụn nhanh chóng – và chưa được sự cho phép của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm.

Công ty yêu cầu trả một khoản phí để gửi lên những yêu cầu, và cả những khoản phí cho yêu cầu được đáp ứng, Stern nói. Yet2.com, ra đời năm 1999, bao gồm 20 nhân viên ở Needham, Tokyo và Liverpool (vào thời điểm công ty được mua lại vào năm 2002 và sau đó được mua lại bởi người quản lý của mình, có khoảng 70 nhân viên).

“Nhìn chung, tôi nghĩ rằng việc truy cập và phân phối tri thức trên toàn cầu sẽ trở thành nguồn lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh sự đổi mới và đưa ra những sản phẩm mới cùng việc phát triển các dịch vụ”, Giáo sư Karim Lakhani của ĐH Havard nhận định. Nhưng “vẫn còn những trở ngại bên trong việc sử dụng nền tảng này. Đó là hầu hết các bộ phận đầu tư và phát triển đều cho rằng đây là một sự đe dọa – thay vì nhanh chóng tìm kiếm giải pháp.”

Chuyên gia công nghệ Bin Joyce một lần nữa cho rằng các công ty nên thừa nhận rằng số lượng những người sáng tạo không nằm trong biên chế của họ lớn hơn rất nhiều số lượng nhân viên họ có. “Sáng chế ở khắp mọi nơi” là lời trích dẫn nổi tiếng của Joyce.

Trong khi các công ty vẫn còn đang hiểu một cách trừu tượng, hầu hết vẫn chưa tham gia vào vấn đề này, hãy mở cánh cửa của bạn để đón chào những nhà sáng chế từ những nơi như Seattle, Seoul, hay St. Petersburg.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *