6 điều cản trở lớn trong việc đàm phán thương lượng

Khi đi đàm phán, thương lượng, nhất định bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng, chu đáo, hiểu khách hàng, hiểu nhu cầu của họ cũng như hiểu sản phẩm của mình.

Đàm phán, thương lượng là khâu rất quan trọng trong kinh doanh, nó quyết định việc khách hàng, đối tác có chọn bạn hay không, các hợp đồng có được ký kết hay không… và từ đó việc kinh doanh của bạn có thuận buồm xuôi gió hay không.

Để việc đàm phán thương lượng được thuận lợi, suôn sẻ và thành công, hãy loại ngay những yếu tố mang tính trở ngại, vật cản đường dưới đây:

1. Ảo tưởng về bản thân

Tự tin về khả năng của bản thân là tốt nhưng nếu ảo tưởng về tài năng, sức mạnh cá nhân lại là chuyện hoàn toàn khác.

Thay vì tự coi mình giỏi hơn, tốt hơn, cố gắng tránh những khuyết điểm cá nhân thì hãy nhìn nhận đúng đắn về mình với cả mặt tốt, mặt xấu. Các nhà đàm phán giỏi thường nhìn bản thân nghiêm khắc, họ hiểu rõ mình mạnh điểm nào và yếu điểm nào để có cách phát huy cũng như khắc phục những mặt đó trong kinh doanh.

2. Phóng đại, tô vẽ quá nhiều, ép buộc đối phương

Khi đàm phán không nên phóng đại, tô vẽ quá nhiều, nói quá về sản phẩm hay công ty để áp đảo đối tác. Đối phương sẽ cảm thấy bị ép buộc, khó chịu và bị lôi kéo chứ không phải dựa trên nhu cầu cần thiết của họ.

Bạn phải tinh tế đặt mình vào địa vị khách hàng để hiểu tâm lý khách hàng, tránh việc o ép khiến đối phương không muốn gặp lại bạn nữa.

3. Nói quá nhiều

Nói to, rõ ràng vốn là thế mạnh của bạn, bạn phát huy nó trong cuộc đàm phán thương lượng là rất tốt, tuy nhiên nói quá nhiều lại là lỗi không nên. Nói áp đảo đối phương, nói không để họ có thời gian suy nghĩ hay phản hồi lại bạn thì lại là khuyết điểm khiến cuộc đàm phán thất bại.

Do vậy, dù giao tiếp là khả năng của bạn thì cũng nên giảm tần suất xuống để khách hàng/đối tác có cơ hội thương thảo lại với bạn cũng như bày tỏ nguyện vọng, mong muốn hay những thắc mắc dành cho sản phẩm/dịch vụ từ công ty.

4. Tự tạo ra áp lực cho mình

Căng thẳng, tự tạo ra yêu cầu cao cho chính mình như “nếu không đàm phán được lần này thì sẽ hết cơ hội”, “nếu đàm phán thất bại thì sẽ mất việc”, “phải thực hiện được nhiệm vụ mua bán này”… khiến bạn đàm phán trong tinh thần hồi hộp, áp lực và không thoải mái.

Không chỉ vậy, bạn còn nơm nớp sợ hãi bị phản đối, từ chối… Tâm lý tuyệt vọng cộng với sự sợ hãi thái quá, bi quan sẽ khiến kết quả đàm phán không như mong đợi.

5. Thiếu sự chuẩn bị

Khi đi đàm phán, thương lượng, nhất định bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng, chu đáo, hiểu khách hàng, hiểu nhu cầu của họ cũng như hiểu sản phẩm của mình.

Khi đàm phán nhờ sự chuẩn bị kỹ bạn sẽ không phóng đại sản phẩm công ty cũng như không ép buộc đối phương, cho họ có thời gian suy nghĩ, quyết định theo ý cá nhân, nhờ thế cơ hội thành công sẽ cao hơn.

6. Có sẵn những định kiến

Có thể bạn đã từng nghe nói đến đối tác/khách hàng với những “cú phốt” không tốt đẹp cho lắm hoặc bạn tìm hiểu khách hàng/đối tác thấy không quá lớn như mong đợi, chỉ là 1 khách hàng nhỏ bé, nhỏ lẻ… Tất cả những định kiến ban đầu đó khiến bạn không đầu tư, tâm huyết với cuộc đàm phán, và từ đó bỏ lỡ 1 cơ hội hợp tác làm ăn, 1 hợp đồng biết đâu sẽ rất “béo bở” chỉ vì định kiến sai lầm của bạn.

Biết những điều gây trở ngại cho cuộc đàm phán, thương lượng giúp bạn tránh đi vào “vết xe đổ”, hoàn thiện hơn kỹ năng của mình và kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *